“Khi tóc bạc trên đầu trôi dạt mãi
Cội nguồn ơi! Chiếc lá lại quay về”
Khi nhắc đến hai chữ “Cội nguồn” mỗi người trong chúng ta đều nghĩ đến quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn, mảnh đất tuổi thơ chúng ta từng gắn bó với bao kỉ niệm vui buồn. Bức thư pháp “cội nguồn” trên được Quang Lĩnh thể hiện khi có một khách hàng ở nước ngoài đặt viết, và đây cũng là một trong những tác phẩm nổi bật của ông đồ Quang Lĩnh vì những lí do sau:
- Sự đầu tư về tác phẩm: Quang Lĩnh đã dùng hình ảnh chiếc lá sa-kê để thể hiện ý tưởng “chiếc lá rơi về cội” nhắc nhở người xem bức thư pháp dù đi ngược về xuôi, dù ở phương trời nào thì hãy luôn nhớ về quê hương, nơi đã dung bồi những kí ức tuổi thơ và nuôi họ khôn lớn. Anh đã phải xử lí chiếc lá với công đoạn phơi khô và ép cho hết nước mất khoảng 60 ngày. Sau đó sơn màu lên và lại tiếp tục chờ cho chiếc lá khô để có thể viết chữ. Cuối cùng, đóng khung, hút chân không để giữ được tác phẩm lâu bền theo thời gian.
- Sáng tạo thư pháp trên vật liệu thiên nhiên: Viết thư pháp đẹp trên giấy đã là khó, vậy mà Quang Lĩnh lại có thể viết được những nét cọ uyển chuyển, liên tục trên chiếc lá khô nhiều gân gồ ghề. Nét cọ như tạo thành một dòng chảy cảm xúc miên man bất tận. Đây là một kĩ thuật cần sự luyện tập và kinh nghiệm lâu năm mới có thể viết được thành thạo và nhuần nhuyễn.
- Tính thẩm mỹ: Đây là yếu tố tiên quyết trong tất cả các tác phẩm của ông đồ Quang Lĩnh, nét chữ và hình ảnh phải hài hòa về ánh sáng, màu sắc, bố cục. Khả năng làm tốt những điều này nhờ vào từ nhỏ anh đã theo học vẽ từ những sư phụ
- Giá trị của tác phẩm cao: đồng nghĩa với sự đầu tư về ý tưởng và thời gian cho một tác phẩm, tranh thư pháp của Quang Lĩnh mang giá trị cao về mặt nghệ thuật lẫn giá thành. Bức tranh cội nguồn trên trị giá 5.000.000 VNĐ
Thư Pháp Chữ Cội Nguồn Trên Lá Cây
Reviewed by Noah Daniels
on
20:36
Rating:
Không có nhận xét nào: